tutapphatphap
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» 19 lời khuyên khi chụp ảnh đường phố * May 26, 2010
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: EmptyThu May 27, 2010 9:51 am by Spammer

» http://www.linhthuu.de/ThoBat_HG.html
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: EmptyMon Apr 12, 2010 8:48 pm by Spammer

» CLB Hiếu Hạnh chùa Quan Âm tổ chức lễ chu niên lần thứ nhất, tổng kết sinh hoạt năm 2009
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: EmptyThu Mar 04, 2010 9:17 pm by Admin

» KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: EmptyTue Mar 02, 2010 9:02 am by Spammer

» KINH PHÁP BẢO ĐÀN
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: EmptyTue Mar 02, 2010 8:22 am by Spammer

» Việc cho trẻ em xuất gia gieo duyên
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: EmptyTue Feb 09, 2010 8:55 am by Spammer

» HÌNH THẬT CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA?
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: EmptyTue Feb 09, 2010 8:49 am by Spammer

» Greatest love of all
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: EmptySat Jan 02, 2010 8:43 pm by Spammer

» Nhập thất
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: EmptyFri Jan 01, 2010 11:20 am by Spammer

Navigation
 Portal
 Index
 Memberlist
 Profile
 FAQ
 Search
Affiliates
thanh nien phật tử
 
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Mười Ngày Trên Đất PHẬT Kỳ 3:

Go down

Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: Empty Mười Ngày Trên Đất PHẬT Kỳ 3:

Post by Spammer Wed Jun 24, 2009 5:32 am

Kỳ 3:

Sáng sớm hôm sau, 31-5, đàn con hữu duyên lại ra đảnh lễ Đại tháp. Toàn cảnh Bồ Đề đạo tràng vào buổi mai lại hiện ra nguy nguy tráng lệ hơn. Ban đêm có nét đẹp trầm tĩnh của đêm, buổi sớm mai có nét tươi nhuận tinh nguyên và thanh tịnh của buổi sáng.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: DuLich-MD-10
Chúng tôi lại tuần tự lễ Phật, nhiễu tháp và ngồi tĩnh toạ quanh cội Bồ Đề để tiếp tục chiêm nghiệm pháp lạc; sau đó đi quanh toàn khu vực để tham quan và ghi hình ảnh. Dọc quanh khu vực, các bảng hướng dẫn đã ghi ghép lại 7 tuần lễ sau khi thành Đạo của đức Phật như sau:

Tuần thứ nhất, đức Phật ngồi tại gốc cây Bồ Đề để nghiềm ngẫm giáo lý Duyên khởi, nhận chân thực tướng, nguyên nhân sinh diệt của các pháp.

Tuần thứ hai, đức Phật đứng im, nhìn chăm chú không nháy mắt vào cội Bồ Đề với ánh mắt trìu mến, tri ân cây đã che chở. Tại vị trí này, một ngôi tháp nhỏ có hình thể giống Đại tháp được xây dựng để đánh dấu sự kiện lớn ấy. Tháp nằm phía bên trái về hướng đông bắc và bên trong tháp hiện tôn trí một bộ kinh Hoa Nghiêm bằng tiếng Tây Tạng.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: DuLich-MD-11
Tuần thứ ba, Ngài đi kinh hành dọc theo cây Bồ Đề, mỗi bước đi có một hoa sen hiện lên nâng bước chân Ngài. Khối đá Chankramenar phía bắc Đại tháp đánh dấu sự kiện này.

Tuần thứ tư, đức Phật ngồi thiền định, nghiền ngẫm giáo lý nhân quả. Ngôi đền nhỏ (không có mái che) nằm trong sân là nơi đánh dấu.

Tuần thứ năm, đức Phật ngồi dưới cây Ajapala để chứng nghiệm sự khinh an của giải thoát. Có một Bà-la-môn ngã mạn xuất hiện cật vấn, được đức Phật giảng giải thế nào là ý nghĩa thật sự của Bà-la-môn.

Tuần thứ sáu, đức Phật ngồi thiền bên hồ Mucalinda. Khi đó, trời bỗng mưa tầm tã, vua rồng Mucalinda hiện lên dùng thân che mưa cho Ngài.

Tuần thứ bảy, đức Phật ngồi thiền dưới cây Rajayatana. Có hai thương gia đến dâng thực phẩm cúng dường và phát nguyện quy y hai ngôi báu Phật và Pháp (lúc này chưa có Tăng).

Khu vực giữa Đại tháp và hồ Mucalinda là chứng tích trụ đá vua A Dục hiện đã bị gãy mất đầu tượng sư tử, chỉ còn lại thân trụ. Ngoài ra, có vô số tháp nhỏ và vừa ở chung quanh làm nổi bậc sự uy nghi của Đại tháp. Những tháp này do các vua chúa, quan thần đã xây dựng để nhớ ơn đức Phật hoặc đánh dấu một sự kiện gì đó. Ngay trước cửa tháp, phía bên phải là một kiến trúc không phải của Phật giáo, đó là ngôi tháp thờ 5 pho tượng của thần Shiva. Người Ấn Độ giáo đã khôn khéo an trí tượng Phật bên trong để thu hút hương khách.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: DuLich-MD-13
Rời Bồ Đề đạo tràng, chúng tôi đến thăm sông Ni Liên Thuyền (Nairanjana) cách Đại tháp 180m về phía đông, nơi mà đức Phật đã xuống tắm trước khi đến ngồi thiền dưới cội Bồ Đề. Vào mùa mưa, nước sông rất sâu và chảy mạnh, nhưng lúc này là giữa mùa hè, con sông chỉ là một bãi cát dài thăm thẳm, có bề ngang khoảng 1km. Đứng bên này bờ nhìn qua, xa xa bên kia thấp thoáng ngôi làng của nàng Sujata, người đã dâng sữa cho Thái tử Tất-đạt-đa.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: DuLich-MD-12
Buổi chiều, nhóm đã đi thăm viếng các chùa lân cận Bodhgaya, như: chùa Phật giáo Ấn Độ, hội Mahabodhi, chùa Trung Quốc, Taiwan, Tây Tạng, Thái Lan, Hàn Quốc, và đặc biệt là tượng Đại Phật bên cạnh chùa Nhật Bản. Tượng đài Phật Thích ca được làm bằng đá tảng ghép lại, theo nét mỹ thuật Nhật Bản. Tượng cao khoảng 14, 15 mét. Hai bên là tượng của 10 vị đại đệ tử đứng hầu với kích thước lớn gấp hai, ba lần người thường. Ngoài chùa Việt Nam Phật Quốc tự, Việt Nam còn có Trung Tâm tu học Viên Giác do Thượng toạ Thích Như Điển ở Đức thành lập và khánh thành năm 2002. Tất cả những ngôi chùa với nét nghệ thuật riêng của nước mình đã tạo nên một sự hài hòa sinh động làm rực rỡ thêm cho khu vực Bồ Đề đạo tràng này.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: DuLich-MD-14
Trước Chùa Thái Lan

Ngày 01-6, một người trong nhóm có sự cố nhỏ về sức khoẻ nên nhóm đã ở lại chùa nghỉ ngơi. Đúng theo dự định, hôm nay chúng tôi sẽ tham quan nơi người nông phu dâng cỏ, di tích nền nhà của ngài Ca Diếp và chiêm bái Khổ Hạnh Lâm. Không đi để thấy thì phải nghe cho biết, nên chúng tôi yêu cầu vị trưởng đoàn trình bày lại như sau: Vượt sông Ni Liên Thuyền, đi xe khoảng 30 phút về hướng Gaya, rồi đi bộ khoảng một giờ nữa sẽ gặp ngọn đồi Pragbodhi, nơi mà Thái tử đã rời bỏ năm người bạn đồng tu. Ngọn đồi ngày nay có tên là Dhongra, cách làng Bakraur khoảng 1,6 km về hướng đông bắc, dọc theo sông Ni Liên. Trong quá trình 6 năm khổ hạnh, Thái tử cư trú trong một hang động tên là Dungeswari. Tương truyền nơi hang động này, đức Phật đã từ bỏ sau khi chư thiên cho biết đây không phải là nơi để thị hiện thành Đạo. Trên ngọn đồi hiện nay có một ngôi chùa Tây Tạng, là nơi du khách được nghỉ chân và dùng trà của các sư rất thoải mái sau khi leo lên một quãng đồi mệt mỏi.

5 giờ sáng ngày 02-6, chúng tôi khởi hành đi Vương Xá. Hôm nay, không khí trong lành, thời tiết trở nên mát dịu sau một cơn mưa. Đường lên núi Thứu được lát bằng những nấc thang đá phẳng, thỉnh thoảng có chỗ dừng chân, nhưng nhóm chúng tôi không cảm thấy mệt mỏi chút nào để phải dừng lại. Sau khi băng qua cầu Linh Thứu nho nhỏ, duyên dáng (đánh dấu nơi vua Tần-bà-sa-la xuống ngựa, đích thân đi bộ lên thăm đức Phật), chúng tôi đến hang động của tôn giả A-nan. Đi thêm một đoạn nữa, lên đến khúc quanh là động của ngài Xá-lợi-phất, vị đại đệ tử trí tuệ bậc nhất của đức Phật. Từ động này, đi dọc theo con đường đá uốn khúc bằng những nấc cầu thang, ta sẽ đi ngang mõm đá hình đầu một con chim mỏ nhọn, mặt hơi ngước lên, có lẽ vì mõm đá này mà đồi có tên là Linh Thứu. Trên đỉnh đồi là Hương phòng của đức Phật. Nơi đây lúc nào cũng nghi ngút khói hương của Phật tử dâng cúng và ướp đầy hương thơm tuệ giác của đức Phật, nên gọi là Hương phòng.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: DuLich-MD-15
Đường lên núi Linh Thứu

Từ đây nhìn qua bên ngọn đồi bên kia, ngọn tháp hoà bình vươn lên trong nắng mai và ngôi chùa Nhật Bản còn ẩn hiện cận kề.

Trong khi mọi người còn đang chụp ảnh ở dưới, tôi đã tranh thủ trước hết lên đảnh lễ và đi nhiễu quanh Hương thất đức Phật. Tìm một mõm đá bằng phẳng, nhìn xuống dưới là rừng cây và đồng bằng bao la xanh ngát, gió thổi nhè nhẹ, tôi ngồi ngay ngắn, lắng đọng tâm tư, trầm tư về ân đức của đấng Từ Phụ, rồi thầm tụng bài tựa và 5 đệ chú Lăng Nghiêm. Được biết, khi ngài Pháp Hiển đến đây, ngài đã tụng trọn bộ kinh Lăng Nghiêm; còn ngài Huyền Trang thì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa. Sau đó, mọi người cùng tập trung lễ Phật, đi nhiễu và ghi lại hình ảnh bên cạnh người cha lành từ lâu xa cách mới trùng phùng.

Rời núi Linh Thứu, chúng tôi tiếp tục đi động Thất Diệp, nơi diễn ra kỳ kiết tập kinh điển lần đầu tiên sau khi đức Thế Tôn nhập Niết Bàn. Trên đường đi, xe có dừng chân tại nơi ngục giam Bình Sa Vương (vua Bimbasara). Theo lịch sử, vua A-xà-thế vì mưu đồ đoạt ngôi nên đã bắt giam vua cha theo lời xúi dục của Đề-bà-đạt-đa. Vốn hết lòng tôn kính Như Lai và sùng mộ Phật Pháp, nên theo yêu cầu của vua Bimasara, cửa sổ ngục giam hướng về hương thất của đức Phật để vua được hằng ngày nhìn lên chiêm ngưỡng Ngài đi kinh hành. Ngày nay, di tích chỉ còn lại nền móng vuông xây đá, đứng đây, ta nhìn lên có thể thấy được hương thất của đức Phật trên đỉnh Linh Thứu.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: DuLich-MD-16
Đường lên núi Linh Thứu

Mặt trời càng đứng bóng, thời tiết nóng lên dần, chúng tôi bắt đầu leo lên núi để đến động Thất Diệp. Con đường đi lên được làm bằng đá rất kiên cố và khá đẹp mắt, không gồ ghề lắm nhưng khá xa và cao. Lên càng cao, nhìn càng rõ bốn phía, có nhiều ngọn núi khác và đền đài của Ấn Độ giáo với khách hành hương đi nườm nượp. Lên tới đỉnh núi Baibhara là ngôi đền Adinatha hiện đại của đạo loã thể toạ lạc. Rẽ bên phải, con đường đá tiếp tục dẫn xuống cửa động. Bốn trong sáu hang động còn trong tình trạng vững chắc. Những tàn tích bức tường hang đá cho thấy nó được cấu tạo bằng những tảng đá chồng lên nhau, không có hồ vữa. Cửa động ngày nay gần bị bít lại, rất khó đi vào trong. Trong động này đã chứa 500 vị Tăng trong kỳ kiết tập thứ nhất dưới sự chủ trì của tôn giả Ca Diếp. Nơi đây cũng có ngôi tháp kỷ niệm sự kiện ngài A Nan đã chứng quả vào đêm trước kỳ kiết tập khai mạc và ngôi tháp của vua A Dục dựng để đánh dấu sự kiện kiết tập, nhưng chúng tôi lần đầu đi chiêm bái nên không tìm thấy.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: DuLich-MD-17
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: DuLich-MD-18
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 3: DuLich-MD-19
(Xem tiếp kỳ 4)


Mục Đồng
Spammer
Spammer

Posts : 31
Points : 75
Reputation : 0
Join date : 2009-06-23

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum