tutapphatphap
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» 19 lời khuyên khi chụp ảnh đường phố * May 26, 2010
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG EmptyThu May 27, 2010 9:51 am by Spammer

» http://www.linhthuu.de/ThoBat_HG.html
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG EmptyMon Apr 12, 2010 8:48 pm by Spammer

» CLB Hiếu Hạnh chùa Quan Âm tổ chức lễ chu niên lần thứ nhất, tổng kết sinh hoạt năm 2009
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG EmptyThu Mar 04, 2010 9:17 pm by Admin

» KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG EmptyTue Mar 02, 2010 9:02 am by Spammer

» KINH PHÁP BẢO ĐÀN
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG EmptyTue Mar 02, 2010 8:22 am by Spammer

» Việc cho trẻ em xuất gia gieo duyên
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG EmptyTue Feb 09, 2010 8:55 am by Spammer

» HÌNH THẬT CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA?
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG EmptyTue Feb 09, 2010 8:49 am by Spammer

» Greatest love of all
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG EmptySat Jan 02, 2010 8:43 pm by Spammer

» Nhập thất
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG EmptyFri Jan 01, 2010 11:20 am by Spammer

Navigation
 Portal
 Index
 Memberlist
 Profile
 FAQ
 Search
Affiliates
thanh nien phật tử
 
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG

Go down

KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG Empty KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG

Post by Spammer Tue Mar 02, 2010 8:25 am

.
KHẢO CHỨNGMỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG TâmHiếu (Lược theo báo Cam Lồ, Học viện Cửu Hoa Sơn, TrungQuốc)
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG None
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG None

<blockquote>KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG Luctohuenang-3sm

Sự tích cuộc đời Ðại sư Huệ Năng - Lục tổ Thiền tông Trung Quốc, là theo ghi chép trong quyển Lục tổ đàn kinh (gọi tắt là Ðàn kinh) mà được lưu truyền, tất cả những sử liệu, truyện ký liên quan Lục tổ cũng y cứ từ quyển Ðàn kinh này. Bởi vì Lục tổ đàn kinh là quyển độc nhất vô nhị.

Ai ngờ, hơn một ngàn năm sau, quyển Tào Khê Ðại sư Biệt truyện (gọi tắt là Biệt truyện) đã tuyệt tích ở Trung Quốc lại được lưu truyền đến Nhật Bản, năm 1920 mới được Trung Quốc sao chép lại. Quyển sách này ghi chép cuộc đời của Lục tổ có nhiều khác biệt với Lục tổ đàn kinh, cũng là tư liệu quý giúp nghiên cứu về cuộc đời Ðại sư Huệ Năng.

Về Lục tổ đàn kinh hẳn ai cũng đã biết, nay xin trích dẫn một đoạn trong Biệt truyện liên quan đến cuộc đời Ðại sư Huệ Năng để đối chiếu.

Theo Biệt truyện: Ðại sư Huệ Năng họ Lô, người Tân Châu. Bố mẹ mất sớm, 3 tuổi đã mồ côi, có chí hướng hơn người. Năm đó, Đại sư vân du đến Tào Khê, kết nghĩa anh em với người trong thôn tên Lưu Chí Lược, lúc đó khoảng 30 tuổi. Lưu Chí Lược có người cô, xuất gia ở chùa Sơn Giản, hiệu Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Niết Bàn. Ban ngày, Ðại sư cùng Lược làm lụng, tối đến nghe kinh, sáng lại vì Vô Tận Tạng giải thích nghĩa kinh. Ni cô Vô Tận Tạng lấy kinh cùng đọc, Ðại sư nói: Không biết chữ. Ni tiếp lời: Không biết chữ, sao có thể giải thích nghĩa của kinh? Ðại sư trả lời: Lý của Phật tánh, không liên quan đến văn tự, Huệ Năng giải nghĩa kinh cùng với không biết chữ có gì lạ? Mọi người xung quanh nghe thấy, đều tán thán: Kiến giải như đây, thiên cơ tự ngộ, không ai sánh bì, có thể xuất gia ở chùa Bảo Lâm. Ðại sư ở đây tu trì 3 năm,... Lúc này, có thiền sư Huệ Kỷ tụng Ðầu Ðà kinh, Đại sư nghe qua, than rằng: Ý kinh như vậy, nay ta trụ không vào đâu?

Năm thứ 5 niên hiệu Hàm Hanh, lúc Ðại sư 34 tuổi, Thiền sư Huệ Kỷ cho biết: Tổ Hoằng Nhẫn đang khai pháp thiền ở núi Hoàng Mai, Kỳ Châu, có thể đến đó tu học. Vào ngày 3 tháng Giêng năm đó, Ðại sư rời Thiệu Châu, hướng đến Ðông Sơn, đi tìm Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Gặp được Ngũ tổ, hỏi: Con đến đây làm gì? Huệ Năng trả lời: Chỉ cầu làm Phật. Tổ hỏi tiếp: Con là người xứ nào? Huệ Năng trả lời: Con là người Tân Châu, Lãnh Nam. Tổ lại hỏi: Người Tân Châu, Lãnh Nam, lẽ nào có thể làm Phật? Huệ Năng: Phật tánh người Tân Châu, Lãnh Nam và Phật tánh của Hòa thượng có gì sai biệt? Ngũ tổ không hỏi tiếp, có thể nói tự thức Phật tánh, đốn ngộ Chân như, thật vi diệu. Bèn dạy Huệ Năng vào bếp làm việc, hơn 8 tháng. Huệ Năng không ngại gian khổ, bạn bè trêu đùa, không chút để lòng. Quên thân vì đạo...

Ðêm đến, Tổ gọi Huệ Năng vào phòng, hỏi: Con khi mới đến, nói Phật tánh người Lãnh Nam của con và Phật tánh của Hòa thượng không gì sai biệt, là ai dạy thế? Huệ Năng trả lời: Phật tánh vô phân biệt, Hòa thượng và con cũng vậy, cùng với tất cả chúng sanh đều đồng nhất, theo căn cơ ẩn hiện mà thôi. Tổ hỏi: Phật tánh vô hình, làm sao ẩn hiện? Huệ Năng đáp: Phật tánh vô hình, ngộ tức hiện, mê tức ẩn. Lúc này, Tăng chúng vây quanh nghe hai thầy trò luận nghĩa Phật tánh, Tổ biết mọi người không hiểu, bèn lệnh cho giải tán. Ngũ tổ nói với Huệ Năng: Ta nay muốn từ tạ, Chánh pháp Nhãn tạng xin giao phó cho con, con nhớ giữ gìn, đừng để đoạn tuyệt. Ngũ tổ nói với Huệ Năng: Con mau đi, Ta sẽ đưa tiễn. Ðưa đến trạm Cửu Giang, Kỳ Châu…

So sánh giữa Biệt truyện và Lục tổ đàn kinh có nhiều sai biệt, cụ thể như sau:

1. Huệ Năng mất cha mẹ từ nhỏ, có chí hướng hơn người. Hơn nữa, là một người tu hành quy y cửa Phật, đồng thời xuất gia ở chùa Bảo Lâm, ở Tào Khê 3 năm. Hoàn toàn không có làm nghề tiều phu, bán củi để nuôi mẹ.

2. Mục đích của Huệ Năng đến Tào Khê là để tham học, nghe theo chỉ điểm Thiền sư Huệ Kỷ, đến nơi Hoàng Mai học pháp lúc ngài 34 tuổi. Không phải trên đường bán củi, nghe khách tụng kinh Kim Cang mà ngộ, và đi đến núi Hoàng Mai học pháp ở Tổ Hoàng Nhẫn, lúc 24 tuổi.

3. Huệ Năng đến núi Hoàng Mai cầu pháp ở Tổ Hoằng Nhẫn. Tổ hỏi: Con là người Tân Châu, Lãnh Nam, lẽ nào có thể làm Phật? Huệ Năng hỏi lại: Phật tánh người Tân Châu, Lãnh Nam và Phật tánh của Hòa thượng có gì sai biệt? Ngũ tổ không hỏi tiếp.

Khác với trong Lục tổ đàn kinh ghi chép: Tổ nói: Ngươi là người Lãnh Nam, lại là dân man di, sao có thể thành Phật được? Huệ Năng trả lời: Người tuy có Nam, Bắc nhưng Phật tánh không có Nam, Bắc.

4. Sau khi Huệ Năng trả lời những câu hỏi của Tổ Hoằng Nhẫn, Tổ “bèn dạy Huệ Năng vào bếp làm việc, hơn 8 tháng”. Khác với Ðàn kinh ghi: Căn tánh của người man di này thật lanh lợi. Ngươi chớ nói nữa, hãy đi ra nhà sau và có một người sai Huệ Năng bửa củi giã gạo...

5. Ðêm, Tổ gọi Huệ Năng vào phòng, hỏi: Con khi mới đến, nói Phật tánh người Lãnh Nam của con và Phật tánh của Hòa thượng không gì sai biệt, là ai dạy thế? Ngài Huệ Năng trả lời: Phật tánh vô phân biệt, Hòa thượng và con cũng vậy, cùng với tất cả chúng sanh đều đồng nhất, theo căn cơ ẩn hiện mà thôi. Tổ hỏi: Phật tánh vô hình, sao gọi ẩn hiện? Huệ Năng đáp: Phật tánh vô hình, ngộ tức hiện, mê tức ẩn. Không có tình tiết Huệ Năng làm bài kệ “Bồ đề bổn vô thọ”.

6. Thời gian Huệ Năng đến Tào Khê, là trước khi đến núi Hoàng Mai học pháp, chớ không phải là thời gian sau khi ngài ở Hoàng Mai học pháp.


Thông qua cuộc đời của Lục tổ trong Biệt truyện và Lục tổ đàn kinh, có thể thiết tưởng rằng: Sự tích cuộc đời của Lục tổ được ghi chép trong Lục tổ đàn kinh, khiến người có nhiều nghi vấn. Như, một tiều phu không biết chữ, chưa từng nghe qua kinh pháp, đối với người khác tụng kinh Kim Cang lại có thể lãnh ngộ dễ dàng; một người mới bước chân vào đạo, làm việc bửa củi, giã gạo trong 8 tháng, lại có thể xuất kệ “Bồ đề bổn vô thọ”, được Ngũ tổ truyền y bát....

Từ những nghi vấn này, chúng ta không khó nhìn ra tính chân thật của Lục tổ đàn kinh. Có thể đoán định: Lục tổ đàn kinh là do người sau sửa đổi, hình tượng của Lục tổ được nâng cao đến trình độ thần cách hóa. Ðương nhiên, không thể phủ nhận thiên chất của con người rất nhanh nhẹn, ngộ và mê chỉ một giây, nhưng quyết không có Thánh nhân biết trước, giác trước như vậy. Lục tổ đàn kinh đề cao Lục tổ như vậy, là để “đáp ứng nhu cầu cảm tình tôn giáo” mà tự biên tạo ra “truyền thuyết”. Tương phản với điều này, Biệt truyện ghi chép về sự tích cuộc đời của Lục tổ hết sức chân thật, giản dị. Huệ Năng khi chưa đến Tào Khê, đã từng nghe giảng và học qua kinh Niết Bàn, cho nên mới có thể vì Ni cô Vô Tận Tạng giải thích nghĩa kinh. Lục tổ chưa nghe qua hạnh Ðầu đà, lúc nghe Huệ Kỷ tụng kinh này, vội nói: “Ý kinh như vậy, nay ta tọa không vào đâu? Ngài cảm thấy cần phải học yếu chỉ của kinh này. Như vậy, ngài mới lên núi Hoàng Mai học pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn.

Cuối cùng chúng ta cần lưu ý đến thời gian sáng tác của Biệt truyện, khảo chứng giá trị sử liệu của nó. Theo nghiên cứu, Biệt truyện được một vị Tăng vô danh trước tác vào năm thứ 2 niên hiệu Kiến Trung đời Ðường (781), là sách chép tay lưu truyền ở khu vực Triết Giang. Khoảng 24 năm sau, cao tăng Nhật Bản, hiệu Tối Trừng (761- 822) đến Trung Quốc học pháp vào năm thứ 20 niên hiệu Trinh Nguyên đời Ðường (804), “bán vàng mua giấy” sao chép cả thảy 345 quyển gồm 128 bộ kinh điển Phật giáo. Sau đó, mang toàn bộ những kinh sao chép này về Nhật Bản. Trong đó, có quyển Tào Khê Ðại sư biệt truyện. Nhật Bản rất trọng bộ Biệt truyện này, liệt vào Tục tạng của Nhật. “Truyện” có dòng chữ “viết xong vào ngày 9 tháng 3 năm 19 niên hiệu Trinh Nguyên, Thiên Thai tông-Tối Trừng”, đóng mộc chùa Tỷ Duệ. Năm 1920, khoảng 1.200 năm sau, từ Nhật Bản, kinh này được sao chép về lại Trung Quốc. (Lúc này, Hồ Thích từng đi đến Nhật Bản, Anh, Pháp sưu tập một số lượng lớn sử liệu trước đời Tống, có liên quan đến Thiền tông vào đời Đường của Trung Quốc, Biệt truyện có phải Hồ Thích lúc đó sao chép lại không, cần phải nghiên cứu nữa).

Biệt truyện là tập truyện ghi lại gia thế, cuộc đời và hoạt động truyền pháp của Lục tổ, là tư liệu hình thành sớm nhất trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc. Ra đời sau khi Lục tổ viên tịch 68 năm, so với Ðàn kinh của Ðôn Hoàng viết sớm hơn 120 năm, là tài liệu vô cùng quý giá. Hồ Thích đối với Biệt truyện, có viết, đọc và khảo chứng qua. Ông so sánh 3 quyển: Biệt truyện, Ðôn Hoàng bổn đàn kinh và Minh tạng bổn đàn kinh, phát hiện có 5 chỗ mà Ðàn kinh trưng dụng sao chép từ trong Biệt truyện. Sau khi khảo chứng, Hồ Thích có viết bài Khảo chứng đàn kinh. Ông nói: Có thể chứng minh quan hệ giữa Tào Khê Ðại sư biệt truyện và bản Minh tạng bổn đàn kinh, tôi đã từng khảo đính qua các bản Ðàn kinh, liệt kê ra một bản, ghi rõ diễn biến của Ðàn kinh. Trong quyển Hướng dẫn đọc Ðàn kinh, trang số 200, Hồ Thích có liệt kê rất nhiều sự tích, thuyết minh Ðàn kinh được rút từ tài liệu Biệt truyện, bản thân của Ðàn kinh chính là khẳng định tính chân thật đối với Biệt truyện.

Sau khi Hồ Thích khẳng định Biệt truyện, không rõ vì nguyên nhân nào ông lại phủ nhận gọi nó là bộ “Ngụy thư”. Ðưa chứng cứ Biệt Truyện không có tác giả, vả lại ra đời từ một vị Tăng không có tên tuổi. Ðương thời, Hồ Thích là nhà học thuật văn hóa lừng danh, nhất ngôn cửu đảnh, Biệt truyện sau khi sao chép về Trung Quốc không bao lâu, lúc mọi người chưa tiếp xúc và hiểu rõ, thì bị mai một bởi học giả nổi tiếng Hồ Thích. Trong Biệt truyện có những chỗ mang giá trị sử liệu đáng để các giới học thuật nghiên cứu, cũng chưa được sử dụng đến. Thậm chí ngay cả các cơ quan chuyên nghiên cứu Phật học, các nhà sách, các thư mục tham khảo có liên quan đến sử liệu Thiền tông... cũng chưa có tên sách Biệt truyện. Ðây có phải là điều đáng tiếc cho lịch sử Phật học Trung Quốc thời cận đại?

Tâm Hiếu (Lược theo báo Cam Lồ, Học viện Cửu Hoa Sơn, Trung Quốc)
(giacngo.vn – 8/2008)

Xem hình Đức Lục Tổ Huệ Năng tại Tào Khê
Kinh Pháp Bảo Ðàn, HT. Thích Duy Lực Việt dịch
Kinh Pháp Bảo Đàn, HT. Thích Mãn Giác Việt dịch (Bản Đôn Hoàng)
Kinh Pháp Bảo Đàn, HT. Minh Trực Việt dịch


10-01-2008 08:45:23
TVHS

</blockquote>
Spammer
Spammer

Posts : 31
Points : 75
Reputation : 0
Join date : 2009-06-23

Back to top Go down

KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG Empty Re: KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG

Post by Spammer Tue Mar 02, 2010 9:02 am

LỤC TỔHUỆ NĂNG LÀ NGƯỜIHOA HAY NGƯỜI VIỆT ?TuệNguyễn
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG None
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG None

a/
Lời đầu:


Gần đây, trên các trang nhà Giác Ngộ Online, Thư Viện Hoa Sen, Giao Điểm Online thấy xuất hiện bài viết “Khảo chứng mới về cuộc đời Lục tổ Huệ Năng” của Tâm Hiếu (Lược theo báo Cam Lồ, Học viện Cửu Hoa Sơn, Trung Quốc).
http://www.giacngo.vn/chude/vulan2008/2008/08/05/73C413/
http://www.thuvienhoasen.org/khaochungmoive-luctohuenang.htm
http://giaodiemonline.com/2008/10/lucto.htm

Bài viết, dựa theo cuốn “Tào Khê đại sư biệt truyện” đã liệt kê nhiều chi tiết về cuộc đời của Lục tổ khác với cuốn “Lục tổ đàn kinh” được lưu truyền.

Cuối bài, Thư Viện Hoa Sen link tới trang có in cuốn kinh Pháp Bảo Đàn (bản Đôn Hoàng) do Hoà thượng Thích Mãn Giác dịch:
http://www.thuvienhoasen.org/kinhphapbaodan-thichmangiac.htm

Trong bản dịch này, ở phần “Lời đầu sách” do HT. Thích Mãn Giác viết có ghi một cái tựa có thể làm cho độc giả ngạc nhiên: “Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam.”

Như vậy ít ra chúng ta cũng có 3 bản nói về nguồn gốc của Lục tổ có những chi tiết khác nhau.

Bài này được viết ra không phải để bàn về cuốn “Tào Khê đại sư biệt truyện”, thứ nhất vì người viết không có bản này, thứ hai là bản này đã được Hồ Thích [là nhà học thuật văn hoá lừng danh, nhất ngôn cửu đảnh (theo Tâm Hiếu)] khảo chứng và xếp vào loại “ngụy thư”. Tuy nhiên biết đâu sau này có những khảo chứng khác chỉ ra có thể Hồ Thích có một số sai lầm nào đó chăng?

Vì vậy bài này chỉ bàn về bản dịch cuốn kinh Pháp Bảo Đàn với “lời đầu sách” của HT. Thích Mãn Giác, mà trọng tâm xoay quanh vấn đề có phải Lục tổ là người Việt Nam hay không?

b/ Tài liệu:

Hai tài liệu chính của kinh Pháp Bảo Đàn được dùng để so sánh ở đây là:

1_ Bản Đôn Hoàng do Hoà thượng Thích Mãn Giác dịch, nội dung chia làm 57 phần. Những trích dẫn ở đây dựa trên trang nhà kể trên, và trang nhà này lấy nguồn từ cuốn “Kinh Pháp Bảo Đàn, Đôn Hoàng Bản, Lục Tổ Huệ Năng, Bản dịch tiếng Việt: Hoà thượng Thích Mãn Giác” của NXB. Tôn Giáo Hà Nội (2003).

Ký hiệu, ví dụ:

(ĐH.2) = Bản Đôn Hoàng, nằm trong phần 2 (vì người viết không có cuốn sách trên nên không thể ghi chú trích dẫn từ trang, dòng được).

(ĐH. LĐS.) = Bản Đôn Hoàng, lời đầu sách của dịch giả.

2_ Bản Tông Bảo do Hoà thượng Minh Trực thiền sư dịch thì phần văn kinh chia làm 10 phẩm có tên (1- Hành Do, 2- Bát Nhã, 3- Nghi Vấn, 4- Định Huệ, 5- Tọa Thiền, 6- Sám Hối, 7- Cơ Duyên, 8- Đốn Tiệm, 9- Hộ Pháp, 10- Phó Chúc). Những trích dẫn ở đây dựa theo bản của Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành (1990).

Ký hiệu, ví dụ: [TB, 12(5)] = Bản Tông Bảo, trang 12, dòng 5.

Cũng có thể coi cuốn này trên trang nhà:

http://www.thuvienhoasen.org/kinhphapbaodan-minhtruc-00.htm

Các tài liệu khác:

3_ Thích Thanh Từ, Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải, NXB. TP. HCM. (1999). Ký hiệu: (GG)

4_ Trần Gia Phụng, Việt Sử Đại Cương, tập 1, NXB. Non Nước, Toronto, 2004. Ký hiệu: (VSĐC, I)

5_Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên, quyển 1, Cơ sở xuất bản Đại Nam chụp lại bản in 1956 ở Saigon. Ký hiệu: (VSTB, I)

6_ Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, quyển 1, Cơ sở xuất bản Đại Nam chụp lại bản in ở Saigon, không đề năm. Ký hiệu: (VNSL, I)

7_ Ngô Thời Sỹ, Việt Sử Tiêu Án, bản dịch của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hoá Á Châu, Văn Sử tái bản, 1991. Ký hiệu: (VSTA)

Để dễ theo dõi, các trích dẫn đều in chữ nghiêng, bản Đôn Hoàng in chữ nghiêng màu lam, bản Tông Bảo chữ nghiêng màu lục. Khi người viết muốn nhấn mạnh thì in chữ nghiêng đậm (cho phần trích dẫn) và chữ thường đậm cho lời người viết.

Vì trích dẫn nguyên văn nên giữ nguyên cách viết của nguyên bản, ví dụ Lĩnh Nam (ĐH) và Lãnh Nam (TB), và chỉ sửa lỗi chánh tả (nếu có).

c/ Cách làm việc:

Theo HT. Thích Thanh Từ thì:

Quyển Pháp Bảo Đàn do Thiền sư Pháp Hải, đệ tử của Lục Tổ, trụ trì chùa Bảo Lâm ghi chép lại. Thế nên những lời được ghi lại đương nhiên là có khi sơ sót chút ít, có khi được bổ túc cho thành câu, thành văn, vì Lục Tổ chỉ giảng thôi chớ không có viết. Sách sử chép rằng Lục Tổ không biết chữ, do đó Ngài giảng dạy rồi đồ đệ ghi, dĩ nhiên có những lời Ngài dạy mà người ghi bỏ sót, cũng như có những phần mà người sau thấy cần bổ túc cho hay hơn, thành ra có thể sai đi chút ít, đó là việc thường không thể tránh khỏi. [GG, 7(18) - 8(7)]

Như vậy, nếu bản sau có những chi tiết mà bản trước không có thì chúng ta không nên vội kết luận đó là do người sau “ngụy tạo” mà có thể là “bổ túc”.

Trường hợp ngược lại, có khi bản sau lại ngắn hơn bản trước. Cổ Quân Tì khưu Đức Dị có viết:

Tiếc thay, cuốn Đàn Kinh bị người sau tiết lược rất nhiều, nên chẳng thấy được cái tông chỉ đại toàn của Lục tổ. [TB, 19(14-16)]

Do đó, riêng đối với cuốn này chúng ta nên từ bỏ quan niệm cho rằng bản nào cổ hơn thì có giá trị hơn, hoặc bản dài hay ngắn có giá trị hơn, mà phải nghiên cứu nội dung bản đó một cách cẩn trọng để có thể đánh giá được giá trị của bản đó. Ngoài ra việc tìm ra bản đầu tiên (có lẽ rất đơn giản) cũng không nhất thiết là một việc cần “PHẢI” có.

Sau đây là phần chính của bài này:

I_ So sánh:

Trước hết ta so sánh bố cục của 2 bản TB và ĐH:


BẢN
TÔNG BẢO
BẢN
ĐÔN HOÀNG
(phần tương đương)
Phẩm
1
Hành Do (TB)
Phần
(1-12)
Hành Do (ĐH)


với
một
chút khác biệt:


(1
đoạn
đầu phần 2 và 1 đoạn cuối phần 12 nằm ở đoạn
đầu của phẩm Bát Nhã bản TB.)
Phẩm
2 Bát Nhã (TB)
Phần
(24-33)
Bát Nhã (ĐH)


với
một
chút khác biệt:


(bài
tụng
ở phần 33 nằm ở cuối phẩm Sám Hối bản TB.)
Phẩm
3
Nghi Vấn (TB)
Phần
(34-37)
Nghi Vấn (ĐH)


với
một
chút khác biệt:


(bài
tụng
ở đoạn cuối phần 36 nằm ở cuối phẩm Bát Nhã bản
TB.)


(thiếu
bài
tụng có trong cuối phẩm Nghi Vấn bản TB.)
Phẩm
4
Định Huệ (TB)
Phần
(13-17)
Định Huệ (ĐH)
Phẩm
5
Tọa Thiền (TB)
Phần
(18,19)
Tọa Thiền (ĐH)
Phẩm
6
Sám Hối (TB)
Phần
(20-23)
Sám Hối (ĐH)
Phẩm
7
Cơ Duyên (TB)


[nói
về
(Vô Tận Tạng, Pháp Hải, Pháp Đạt, Trí Thông, Trí Thường,
Chí Đạo, Hành Tư, Hoài Nhượng, Huyền Giác, Trí Hoàng, Phương
Biện).]
Phần
(42-44)
Cơ Duyên (ĐH)


[nói
về
(Pháp Đạt, Trí Thường, Thần Hội).]
Phẩm
8
Đốn Tiệm (TB)


[nói
về
(Chí Thành, Chí Triệt, Thần Hội).]
Phần
(38-41)
Đốn Tiệm (ĐH)


(nói
về
Chí Thành.)
Phẩm
9
Hộ Pháp (TB)
(Không
có)
Phẩm
10
Phó Chúc (TB)
Phần
(45-57)
Phó Chúc (ĐH)

II_Những vấn đề của bản Đôn Hoàng
Trước hết ta xét những chỗ khác biệt của 2 bản:

1_ Bản TB, đoạn đầu phẩm Bát Nhã ghi:

Đại sư lên tòa giảng, bảo đại chúng rằng: “Các ngươi phải tịnh tâm mà niệm Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa.”

Ngài lại dạy rằng: “Nầy chư Thiện trí thức, cái trí Bồ-đề Bát-nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được. Phải cầu bực đại Thiện trí thức, chỉ dẫn cho, mới thấy tánh. Phải biết rằng dù kẻ ngu hay người trí, cũng đồng có một cái tánh Phật giống nhau không khác. Nhưng bởi tâm mê ngộ chẳng đồng, sở dĩ mới có kẻ ngu người trí. Vì đó, nên nay ta mới nói phép Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa, … [TB, 48(5-15)]

Với cùng nội dung như vậy (cùng nói về Bát Nhã), bản ĐH chia làm 3 chỗ cách nhau rất xa:

Đại sư Huệ Năng nói: “Các thiện tri thức, hãy tịnh tâm mình mà tập trung vào giáo lý Bát nhã Ba la mật.” (ĐH.2)

Đại sư Huệ Năng gọi: “Này các thiện tri thức, thế nhân ai nấy đều vốn sở hữu Bồ đề và trí Bát nhã, chỉ bởi vì tâm bị mê mờ mà họ không thể tự giác ngộ lấy được, cho nên mới cần phải cầu bậc Đại thiện tri thức để chỉ đạo cho họ pháp kiến tánh. Các thiện tri thức, gặp được giác ngộ tức là thành tựu được Phật trí.” (ĐH.12)

… … … tôi xin giảng pháp Bát nhã Ba la mật cho chư vị. (ĐH.24)

Chúng ta thấy chỉ một đoạn đầu phẩm Bát Nhã (TB) mà bản ĐH đã nhẩy từ phần 2-12 (Hành Do), sau đó nhẩy từ phần 13-24 (Định Huệ, Tọa Thiền, Sám Hối, bắt đầu Bát Nhã). Điều này chứng tỏ sự sắp xếp bố cục của bản ĐH rất lộn xộn.

2_ Xét cùng một bài tụng ở 2 bản có nội dung về sám hối:

Kẻ ngu tu phước không tu đạo
... ... ... ... ... ...
Là chơn sám hối nơi tự tánh
Nếu ngộ Đại thừa chơn sám hối
... ... ... ... ...
Chơn thành chắp tay chí tâm cầu. (ĐH.33)
Người mê muội phước cầu , Đạo phế
... ... ... ... ...
Tự tánh phải chơn thành sám hối
Phép sám hối đại thừa lãnh hội
... ... ... ... ...
Phải cung kính hết lòng cầu học. [TB, 107(13) – 108(9)]

Bài này nằm trong phẩm Sám Hối (TB) là hợp lý, nhưng lại nằm trong phần Bát Nhã (ĐH) thì không hợp lý.

3_ Cuối phẩm Nghi Vấn (TB) có một bài tụng để đáp lại câu hỏi của Vi thứ sử:

Vi thứ sử lại hỏi: “ Ở nhà tu hành như thế nào, xin Đại sư chỉ dạy?” Sư nói: “ Ta nói cho đại chúng một bài kệ…

Lòng bình đẳng đâu cần giữ giới
Làm việc ngay há đợi tu thiền
Ân, song thân hiếu dưỡng cần chuyên
Nghĩa, huynh đệ dưới trên tương ái
… … … … …
Nghe nói pháp, lòng vâng tu niệm
Cõi thiên đường mầu nghiệm thấy liền. [TB, 81(9) – 82(11)]

Bài tụng này có nội dung dạy cho người tu tại gia. Ở phần (34-37) Nghi Vấn (ĐH) bài này không có.

4_ Một bài tụng khác:

“Thuyết thông và tâm thông
Như mặt trời trên không
... ... ... ... ...
Mê mờ từ muôn kiếp
Giác ngộ chỉ sát na”. (ĐH.36)

Nói thông tâm cũng thông
Như mặt nhựt trên không
… … … … …
Mê, nghe kinh lũy kiếp
Ngộ, thấy Phật tâm liền. [TB, 59(2) – 60(5)]

Bài tụng này nằm trong phẩm Bát Nhã (TB) nhưng nó lại nằm trong phần (34-37) Nghi Vấn (ĐH).

Xét về nội dung ta thấy bài tụng này rất quan trọng (dài 32 câu) nói về nhiều vấn đề, vị trí của nó ở trong phẩm Bát Nhã (TB) là hợp lý, còn nếu để nó ở phần (34-37) Nghi Vấn (ĐH) là phần Vi thứ sử thưa thỉnh (và sau đó Lục tổ đã có bài tụng dạy tu tại gia kể trên mà bản ĐH không có) thì không hợp lý.

Điều này cũng chứng tỏ bố cục của bản ĐH rất lộn xộn.

5_ Ứng với 2 phẩm Cơ Duyên và Đốn Tiệm của bản TB là phần (38-44) của bản ĐH nói về các đệ tử của Lục tổ, ta thấy bản ĐH thiếu sót rất nhiều (xem bảng so sánh). Ngay cả 2 đệ tử cự phách của Lục tổ là Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư cũng không thấy nói đến (tất cả Ngũ gia tông phái của thiền tông Trung Hoa đều xuất phát từ 2 vị này).

Điều này có thể giải thích là khi Lục tổ viên tịch và khi Pháp Hải biên tập cuốn Đàn Kinh thì đã có nhiều đệ tử của Ngài đi giáo hoá ở phương khác, ví dụ:

Hoài Nhượng thiền sư liền suốt thông, hiểu rõ điều ấy, mới theo hầu hạ Đại sư mười lăm năm, một ngày kia đạt được chỗ huyền áo. Sau thiền sư qua núi Nam Nhạc, mở rộng cửa thiền tông. [TB, 136(4-Cool]

Một ngày kia Sư kêu Hạnh Tư mà dạy rằng: “Ngươi phải tách ra, đi hoá độ một phương, đừng để mối Đạo đoạn tuyệt.” [TB, 135(4-6)] [chú thích: (GG) gọi là Hành Tư]

Về ngài Huyền Giác thì chỉ ở chỗ Lục tổ có một đêm:

Sư nói: “Hay thay! Hãy ở lại đây ít nữa là một đêm.” [TB, 138(15,16)]

Sau Trí Hoàng làm lễ từ giã Đại sư, lại trở về Hà Bắc mà khai hoá tứ chúng. [TB, 140(12,13)]

Như vậy tuy là bản sau, nhưng bản TB đầy đủ hơn bản ĐH. Ta không thể nói rằng những phần thêm vào là “ngụy tạo” bởi vì từ “ngụy tạo” là để chỉ những gì không thật có, bịa đặt để thêm vào.

Ngoài những khác biệt trên giữa 2 bản, sau đây là những chỗ có vấn đề của bản ĐH:

6_ Đại sư Huệ Năng lên tòa cao trong giảng đường chùa Đại Phạm giảng giáo lý Bát nhã Ba la mật và truyền Vô tướng giới. Lúc ấy dưới tòa có trên mười ngàn Tăng, Ni, đạo, tục. (ĐH.1)

Chúng ta thấy rằng lúc đó chắc khó có một chùa nào có thể chứa tới mười ngàn người, mà dù cho có chứa được thì thính chúng làm sao mà nghe? Trong khi đó ở [TB, 25(11)] ghi “trên một ngàn người” thì hợp lý hơn.

7_ Hoằng Nhẫn Hòa thượng hỏi Huệ Năng: “Chú là người phương nào mà đến núi này bái lạy ta? Nay chú đến đây với mục đích cầu cái gì vậy?”

Huệ Năng đáp: “Đệ tử là người Lĩnh Nam, vốn chỉ là một tên thường dân ở Tân Châu. Nay lặn lội từ phương xa đến bái lạy Hòa thượng, không để cầu vật gì khác, mà chỉ cầu Phật pháp thôi.”

Đại sư bèn quở Huệ Năng rằng: “Chú là dân Lĩnh Nam, vốn là đồ mọi rợ, làm thế nào mà thành Phật cho được?” (ĐH.3)

Ta thấy nếu Huệ Năng tới chỉ nói một câu bình thường như mọi người là “cầu Phật pháp” thôi thì cớ sao Hoằng Nhẫn lại quở như vậy? (Nói theo kiểu nhà thiền thì “không gió mà nổi sóng”.) Bản TB thì hợp lý hơn, trong bản này câu trả lời của Huệ Năng là:

Huệ Năng nầy đáp: “Đệ tử là dân huyện Tân Châu xứ Lãnh Nam, thiệt ở phương xa đến đây lạy Tổ sư, chỉ cầu thành Phật, chớ chẳng cầu chi khác.” [TB, 26(20-22)]

Như vậy vì Huệ Năng “chỉ cầu thành Phật, chớ chẳng cầu chi khác” thì chuyện quở (theo cái nhìn thông thường của ta) mới có lý.

Với cái nhìn của một thiền sư, HT. Thích Thanh Từ giải thích:

Quý vị thấy Ngũ Tổ (Hoằng Nhẫn) là một vị Tổ mà sao Ngài nói bất công vậy? Ngài dư biết rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, thế tại sao đối với người tới học đạo Ngài lại khinh miệt, bảo rằng ngươi là người Lãnh Nam, là người ở nơi rừng núi, người quê mùa dốt nát, đâu thể kham làm Phật. Tại kiểu cách phong kiến của Ngài như thế hay là Ngài có ý gì? Đó là cách Ngài dọ thử xem sự hiểu biết của người cầu thành Phật này ra sao, nên mới có thái độ như thế. [GG, 29(20) - 30(5)]

8_ Ngũ Tổ bèn gọi Tú Thượng tọa vào phòng của ngài, hỏi rằng: “Có phải ông làm bài kệ này không? Nếu như ông làm, ông đáng đắc pháp của ta.”

Tú Thượng tọa nói: “Đắc tội với Hòa thượng, quả thực bài kệ là do Thần Tú đây làm. Con không dám cầu làm Tổ, chỉ xin Hòa thượng từ bi, xem coi đệ tử có chút trí tuệ nào để lãnh hội đại ý ‘của Phật pháp’ hay không?”

Ngũ Tổ nói: “Ông làm bài kệ này, thấy ngay rằng kiến giải chưa đến chỗ rốt ráo. Ông chỉ mới đến trước cửa, chưa vào được bên trong.” (ĐH.7)

Ta thấy ở đây câu trước Ngũ tổ nói “ông đáng đắc pháp của ta” thì tới câu sau “ông chỉ mới đến cửa, chưa vào được bên trong”, một vị Ngũ tổ làm sao có thể nói trước sau trái ngược như vậy?

Trong bản [TB, 31(6-13)] về nội dung tương tự như trên, ngoại trừ không có câu: “nếu như ông làm, ông đáng đắc pháp của ta”, như vậy mới hợp lý.

9_ Bài kệ của Huệ Năng tôi như sau:

Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Phật tánh thường thanh tịnh
Chỗ nào để nhuốm bụi?
Lại một bài kệ nữa rằng:
Tâm là cây bồ đề
Thân là đài gương sáng
Gương sáng vốn thanh tịnh
Chỗ nào để nhuốm bụi? (ĐH.Cool

Trong bản TB ta chỉ thấy có một bài kệ:

Bồ-đề chẳng có thọ
Minh cảnh cũng không đài
Bổn lai không có vật
Nào chỗ vướng trần ai? [TB, 33(24,25)]

Ta thấy bài kệ này là để đối lại với bài kệ của Thần Tú, như vậy một bài là hợp lý, làm chi tới hai bài?

10_ Thiền sư Thần Tú bèn gọi người Tăng đệ tử là Chí Thành, rồi nói: “Ông vốn thông minh biết nhiều. Ông đi đến núi Tào Khê giùm tôi, đến nơi của Huệ Năng, bái lạy thầy ta rồi lắng nghe. (ĐH.40)

Huệ Năng và Thần Tú đều là đệ tử của Ngũ tổ, như vậy có vai vế ngang nhau, tại sao bản ĐH lại ghi Thần Tú gọi Huệ Năng là “thầy ta”?

11_ Đại sư diệt độ vào ngày mồng ba tháng Tám, đến tháng Mười một, linh cữu của ngài được đón về núi Tào Khê để an táng. Từ nơi mộ ngài, bạch quang xuất hiện, chiếu thẳng lên trời, mãi đến hai hôm mới tan. (ĐH.54)

Bản TB lại ghi khác:

Ngày mười ba, tháng mười một, dời Thần khám của Đại sư và đồ y bát của Tổ truyền về xứ Tào Khê.

Qua năm kế ngày hai mươi lăm, tháng bảy, mở Thần khám ra, đệ tử là Phương Biện lấy bột thơm rải trên chơn thân Ngài. Các môn nhơn nhớ lại thời thọ ký về sự lấy đầu, mới dùng lá sắt mỏng và bố dầu bao chặt cổ Tổ sư mà để vào tháp. Thình lình trong tháp có một lằn bạch quang hiện ra, xông lên trời ba ngày mới tan. [TB, 183(19-27)]

Theo bản ĐH thì Ngài được an táng trong mộ (nghĩa là chôn), còn bản TB thì nhục thân của Ngài được để ngồi trong khám, không chôn, nên ngày nay ta mới có dịp chiêm ngưỡng nhục thân của Ngài.

Kết luận phần II:

Dựa vào 11 chỗ nêu trên ta thấy bản Đôn Hoàng có nhiều vấn đề về bố cục và thiếu sót, nhiều chỗ không hợp lý. Lẽ dĩ nhiên bản Tông Bảo cũng có chỗ cần phải bàn cãi, như dịch giả bản ĐH này đã nêu lên trong lời đầu sách:

Bản Tông Bảo có điều vô lý là ghi rằng Phương Biên, người tạc tượng, đã gặp Bồ Đề Đạt Ma, đến trước Huệ Năng năm đời Tổ. (ĐH.LĐS.) (Ghi chú: TB và GG ghi là: Phương Biện)

Tuy nhiên, nói chung ta có thể kết luận bản TB có ưu điểm hơn bản ĐH rất nhiều. Điều này củng cố cho “cách làm việc” nêu ở phần trên là riêng đối với cuốn kinh này (thực chất là một cuốn ngữ lục) thì không phải cứ là bản trước thì có giá trị hơn.

III_Những vấn đề của “Lời đầu sách”

Bây giờ ta xét đến lời đầu sách do Hoà thượng Thích Mãn Giác viết ở bản dịch bản Đôn Hoàng (sau đây sẽ gọi vắn tắt là: dịch giả).

1_ Điều sai lầm lớn nhất là mỗi khi ta nhắc đến ngài Huệ Năng thì lập tức chúng ta hình dung rằng ngài có hình dáng một cụ Hoà thượng già nua, mường tượng như những hình ảnh ta nhìn thấy trong sách vở Tàu; tất cả những hình ảnh của ngài và ngay cả hình ảnh chụp nhục thân của ngài đều là những hình ảnh do những đời sau nguỵ tạo. (ĐH. LĐS.)

Lục tổ thọ tới 76 tuổi thì hình vẽ Ngài có hình dáng của một cụ già cũng là một chuyện bình thường. Lẽ dĩ nhiên những hình vẽ trong các sách đều do người sau tưởng tượng mà vẽ ra, ngay cả hình của Phật cũng vậy, bởi vì người vẽ đâu có thấy các ngài bao giờ. Tuy nhiên nếu dịch giả nói “ngay cả hình ảnh chụp nhục thân của ngài đều là những hình ảnh do những đời sau nguỵ tạo” thì có lẽ lời này thật khó có sức thuyết phục.





KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG Lucto01

Nhục thân của Lục tổ, đây có lẽ là hình chụp xưa nhất.

Nguồn:
http://www.selfdiscoveryportal.com/HuiNeng1.jpg

KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG Lucto02

Nhục thân của Lục tổ tại chùa Nam Hoa hiện nay, đã được tôn trí trong một khám bằng kiếng.

Nguồn:
http://www.pbase.com/henryhpk/image/58832819


2_ Huệ Năng không được Hoằng Nhẫn dạy đạo gì cả và chỉ ở chùa với Ngũ Tổ có tám tháng mà thôi, và được Ngũ Tổ trao truyền y pháp và ngôi Lục Tổ, lúc Huệ Năng mới có được khoảng 22 tuổi và chỉ non khoảng 23 tuổi. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn chỉ giữ vai trò danh dự là ấn chứng cho Huệ Năng, vì thế Ngũ Tổ mới lén lút kêu gọi Huệ Năng đêm khuya vào gặp riêng Ngũ Tổ để ngài trao y pháp và giảng cho một thời kinh Kim Cang gọi là lấy lệ thôi, rồi sau đó Ngũ Tổ âm thầm lén lút đưa tiễn Huệ Năng đến trạm Cửu Giang, và đuổi khéo Huệ Năng trở về rừng rú Việt Nam, không dám giữ lại đất Trung Hoa, vì Ngũ Tổ đã làm một việc can đảm phi thường nhất đáng ngại: trao ngôi vị lớn nhất của Thiền tông (lúc đó chưa có tên là “Thiền tông” mà chỉ có tên là Đông Sơn pháp môn) cho một thanh niên “mọi rợ” mới chưa đầy 23 tuổi. (ĐH. LĐS.)

Về chuyện này bản TB có ghi:

…… đến canh ba vào thất. Ngũ Tổ lấy áo ca-sa đắp cho ta, chẳng cho ai thấy, rồi nói kinh Kim Cang cho ta nghe, đến câu Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm……

…… Huệ Năng nầy nghe nói rồi liền rất tỏ sáng, biết rằng cả thảy muôn pháp chẳng lìa tánh mình, mới bạch với Tổ sư rằng……

……Tổ sư biết ta tỏ sáng Bổn tánh, bảo Huệ Năng rằng: “Nếu chẳng biết Bổn tâm, thì học pháp vô ích. Bằng biết Bổn tâm và thấy Bổn tánh mình, tức gọi là trượng phu, là Phật, Thầy cõi trời và cõi người vậy.” [TB, 36(12)-38(4)]

Chính bản ĐH do dịch giả dịch cũng có đoạn:

Đến nửa đêm, Ngũ Tổ gọi Huệ Năng vào phòng của ngài và giảng kinh Kim Cang. Vừa nghe qua một lần, tôi đã lập tức giác ngộ. (ĐH.9)

Này các thiện tri thức, lúc tôi ở nơi Hòa thượng Hoằng Nhẫn, chỉ nghe giảng kinh Kim Cang một lần, lập tức thấy được chơn như bổn tánh. (ĐH.31)

Về chỗ này HT. Thích Thanh Từ giải thích:

Tôi lặp lại đoạn này cho quí vị thấy chỗ cần yếu khi ngài Huệ Năng ngộ. Chúng ta thấy khi nghe đọc một câu kinh Kim Cang Ngài đã ngộ rồi, tại sao tới đây Ngài lại ngộ nữa? Như thế lần ngộ trước và lần ngộ sau khác nhau ở điểm nào? Thường chúng ta không hiểu kỹ nên thắc mắc, khi trước Ngài cũng ngộ nên Ngài mới thưa chuyện với Ngũ Tổ, Ngài mới làm bài kệ và được Ngũ Tổ chấp nhận là vào cửa, đến đây Ngài lại ngộ nữa là ngộ cái gì? Cái ngộ trước là Ngài mới thấy “Bản lai vô nhất vật”, nghĩa là thấy Thể tánh đó không có một hình tướng, không có một vật tượng, chỉ là một Thể tánh rỗng lặng, vì thấy được chỗ đó nên vào cửa. Đến chỗ này Ngài thấy thế nào? Ngài nói: Đâu ngờ tâm mình thanh tịnh, đâu ngờ tâm mình chẳng sanh diệt, nó tự đầy đủ, nó không dao động, nó hay sanh muôn pháp, như thế đến đây Ngài mới thấy Thật thể của Bản tâm. Khi trước Ngài chỉ mới thấy chỗ không có vọng, đó là tánh không, bởi thấy được tánh không nên mới được vào cửa. Vào cửa chưa phải là xong việc, phải thấy được cái đầy đủ, thanh tịnh, chưa từng sanh diệt, không dao động và hay sanh muôn pháp, thấy tột cái đó mới gọi là thấy được Bản tánh mình. Như vậy qua đoạn này chúng ta mới thấy rõ người học đạo không phải ngộ một lần là xong. Trong nhà thiền thường nói rằng đại ngộ ít ra cũng ba bốn lần, còn tiểu ngộ thì vô số. [GG, 53(19) - 54(21)]

Qua so sánh những đoạn trên thì ta thấy những câu như: “Huệ Năng không được Hoằng Nhẫn dạy đạo gì cả”, “Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn chỉ giữ vai trò danh dự là ấn chứng cho Huệ Năng” và chỉ “giảng cho một thời kinh Kim Cang gọi là lấy lệ thôi” của dịch giả thật khó có thể chấp nhận được.

Ngoài ra với câu “Ngũ Tổ âm thầm lén lút đưa tiễn Huệ Năng đến trạm Cửu Giang, và đuổi khéo Huệ Năng trở về rừng rú Việt Nam” thì độc giả cũng không biết được dịch giả đã đánh giá tư cách của Ngũ tổ như thế nào mà viết ra như vậy.

3_ Cũng vậy, không biết dịch giả đã đánh giá tư cách của Lục tổ như thế nào mà viết:

Hoằng Nhẫn giả vờ hỏi một câu chê trách về nguồn gốc Việt Nam của Huệ Năng thì Huệ Năng trả đũa ngay lập tức như một kẻ đã chứng ngộ rồi mới dám khẳng định rằng: “Con người tuy có Tàu có Việt, tuy thân mọi rợ này không giống với thân Hòa thượng, nhưng Phật tánh trong Hòa thượng và trong tôi chẳng có gì là sai biệt.” (ĐH. LĐS.)

4_ (Huệ Năng chỉ làm lễ thế phát xuất gia theo điệu hình thức lúc gần 40 tuổi, vì “phương tiện thiện xảo”, vì từ bi để hoằng pháp và gìn giữ ý nghĩa siêu việt của chữ “Tăng” trong Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), nhưng chi tiết này cũng do những bản đời sau của Pháp Bảo Đàn kinh thêm vào để cho “cụ túc” hình tướng cần thiết hóa độ). (ĐH. LĐS.)

Có lẽ do bản ĐH không thấy nói đến chuyện Ấn Tông xuống tóc cho Huệ Năng ở chùa Pháp Tánh [TB, 46(22,23) ghi: Ấn Tông xuống tóc cho ta nguyện thờ ta làm thầy.] nên dịch giả mới nói việc này là do “những bản đời sau của Pháp Bảo Đàn kinh thêm vào”. Nhưng hiện nay tại chùa Quang Hiếu ở Quảng Châu (tên cũ là Pháp Tánh) vẫn còn tháp chứa tóc của Lục tổ. Chẳng lẽ tháp này cũng là ngụy tạo?


KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG Lucto03

Tháp lưu giữ tóc của Lục tổ ở chùa Quang Hiếu (Pháp Tánh).

Nguồn:
http://www.flickr.com/photos/danfimm/283249454/

{Ghi chú: Phía trước hình là cây Bồ đề do Tam Tạng Trí Dược mang từ Ấn Độ sang trồng (năm 502) và huyền ký: “Sau nầy một trăm bảy mươi năm, sẽ có một vị Bồ Tát xác phàm khai diễn pháp thượng thừa ở dưới cội cây nầy, cứu độ vô số chúng sanh, ấy là vị Pháp chủ truyền thọ tâm ấn của Phật.” [TB, 21(24-28)] ứng với chuyện: “Huệ Năng nầy bèn ngồi dưới cội cây Bồ đề mà khai diễn Đông sơn Pháp môn.” [TB, 46(24,25)]}

5_ Ngài Huệ Năng thuyết pháp trên ba mươi mấy năm trời chung quanh vùng Quảng Đông và vùng biên giới Trung - Việt, và cả nước Trung Hoa lúc ấy không ai biết đến tên tuổi ngài cả (ĐH. LĐS.)

Một đoạn khác có cùng ý:

Sau khi khảo xét rất kỹ lưỡng tất cả tài liệu liên quan đến Huệ Năng trong bộ Toàn Đường văn, Yampolsky phải đi đến kết luận rằng tất cả đều là ngụy tạo (op. cit., trang 59). Sau khi đã duyệt qua hàng ngàn tài liệu Trung Hoa và Nhật Bản, cùng những tài liệu khai quật ở Đôn Hoàng, Yampolsky đi đến kết luận rằng: “Chúng ta không có được những dữ kiện nào về Huệ Năng cả……… Theo Yampolsky, chúng ta chỉ biết chắc có một điều là “có một người tên là Huệ Năng, một thiền sư có đôi chút tiếng tăm đương thời và sống đâu đó ở vùng miền Nam Trung Hoa”. (ĐH. LĐS.)

Về điểm này ta thử coi nội dung chiếu chỉ vua Đường Trung Tôn và Võ Tắc Thiên hoàng thái hậu gửi cho Huệ Năng:

Ngày mồng ba, tháng chín trong năm ấy, có lời chiếu dụ rằng:

“Sư đã cáo từ bởi già bịnh, vậy hãy vì trẫm mà hành đạo, để tạo phước điền cho nước nhà. Đại sư cũng như sư Tịnh Danh, mặc dầu bịnh hoạn cũng ở tại Tì-da-li mà xiển dương môn đại thừa, truyền tâm ấn của chư Phật và nói pháp chẳng hai. Tiết Giản có truyền lại chỗ Sư chỉ dạy về cái tri kiến Phật. Trẫm nhờ chứa điều lành có phước dư và kiếp trước đã có trồng cội lành nên nay khiến gặp Sư ra đời, mà đặng liền hiểu rõ phép thượng thừa. Trẫm rất cảm đội ơn Sư, chẳng bao giờ quên, trẫm xin dâng cho Sư một cái áo Cà sa và một cái chén bằng thủy tinh. Trẫm ra lệnh cho quan Thứ sử ở Thiều châu sửa sang miếu tự, và sắc tứ cho chùa cũ Sư ở, hiệu là Quốc Ân Tự.” [TB, 159(33) – 160(15)]

Một vị Tăng được hoàng đế mời về cung giảng đạo, nhưng Ngài đã cáo từ vì lý do già bệnh, nên vua đã gửi chiếu ủy lạo và cúng dường phẩm vật thì không thể nói là “cả nước Trung Hoa lúc ấy không ai biết đến tên tuổi ngài cả” và “có một người tên là Huệ Năng, một thiền sư có đôi chút tiếng tăm đương thời và sống đâu đó ở vùng miền Nam Trung Hoa”.

Có lẽ Yampolsky và dịch giả đã dựa vào bản ĐH không có phần Hộ Pháp mà kết luận như vậy chăng? hoặc cho phần Hộ Pháp ở bản TB là ngụy tạo? Nhưng hiện nay tại chùa Nam Hoa còn lưu giữ tờ chiếu, áo ca sa và bình bát. [Tham khảo: bộ DVD 5 disc: Tăng Ni và Phật tử thiền phái Trúc Lâm chiêm bái Phật tích Trung Hoa từ ngày (9-22) / 5 / 2007, disc số 5]. Không biết trong hàng ngàn tài liệu Trung Hoa và Nhật Bản, cùng những tài liệu khai quật ở Đôn Hoàng mà Yampolsky khảo sát ông có thấy tờ chiếu này không? Chẳng lẽ đây cũng là đồ ngụy tạo? Dưới chế độ phong kiến Trung Hoa ai dám giả mạo chiếu chỉ của vua?

Trên đây là một số vấn đề của “lời đầu sách” của dịch giả, nhưng vấn đề chính là ý kiến của dịch giả cho rằng “Huệ Năng là người Việt Nam”. Trước khi bàn về vấn đề này ta sẽ lược qua đôi nét về lịch sử Việt Nam.

IV_Vài nét về lịch sử Việt Nam

Sau đây ta sẽ tóm tắt lịch sử Việt Nam (chỉ điểm qua một số nét cần thiết để dùng trong bài này) từ khi dựng nước tới khi bị nhà Đường đô hộ (là lúc Huệ Năng sống ở thời đại này).

Đọc lịch sử Việt Nam vào thời kỳ dựng nước, ta sẽ gặp những tên như: Lĩnh Nam (phía nam núi Ngũ Lĩnh), Bách Việt.

Dịch giả đã dẫn chứng lời của Yampolsky:

“Lĩnh Nam là những vùng ở Quảng Đông, Quảng Tây, và miền “Bắc Đông Dương Việt Nam” (“Ling-nan indicates the areas of Kwangtung, Kwangsi, and Northern Indochina”, op. cit., trang 126). (ĐH. LĐS.)

Còn Bách Việt để chỉ tên đất “vào quãng tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây bây giờ” [VNSL, I, 18(18,19)] nơi có cư dân Bách Việt sinh sống.

Theo VSTB thì:

Căn cứ vào các sử sách của Tầu trong đời nhà Chu ta cũng thấy Bách Việt có mặt ở lưu vực sông Dương Tử rồi sau này tản mác khắp miền Nam Bộ Trung Hoa……

…… giống Bách Việt có nhiều nhóm, nhiều bộ lạc sinh sống rời rạc như các dân tộc thiểu số ngày nay tại các miền Thượng Du. Đến đời nhà Chu, các bộ lạc này đi dần đến chỗ thống nhất do những biến thiên của lịch sử, các bộ lạc lớn kiêm tính và hợp lại thành nhóm lớn sau đây đã đạt đến hình thức quốc gia là Đông Việt (hay Đông Âu), Nam Việt, Mân Việt, Tây Việt (hay Tây Âu) và Lạc Việt. Sau này ba nhóm trên bị đồng hoá theo Hán Tộc còn lại trên lịch sử đến ngày nay là nhóm Tây Âu và Lạc Việt. [VSTB, I, 41(3-15)]

Theo tác giả “Nguồn gốc dân tộc Việt Nam”, tổ tiên trực tiếp của dân tộc Việt Nam là nhóm Lạc Việt sinh tụ ở miền Trung châu Bắc Việt và miền Bắc Trung Việt. Nhưng nói một cách chuẩn đích rằng nhóm này đến chiếm đóng ở đây từ bao giờ thì chúng ta chưa có câu trả lời dứt khoát ……

…… Ở đây họ đã tổ chức thành quốc gia tuy chưa ra khỏi tình trạng bán khai và ngự trị quốc gia Lạc Việt bấy giờ là họ Hồng Bàng. [VSTB, I, 48(4-13)]

Tới đây xuất hiện một nhân vật là Thục Phán, ông đã:

…… chiếm Lạc Việt, hợp Tâu Âu và Lạc Việt vào làm một thành ra Âu Lạc…… [VSTB, I, 50(2,3)]

Năm 257 TCN (giáp thìn), Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương (King An-yang), đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê, xây Loa thành theo hình trôn ốc. [VSĐC, I, 43(3-5)]

Theo VSĐC thì:

Ở phương bắc, lúc mới lập quốc, người Trung Hoa quần tụ sinh sống chung quanh lưu vực Hoàng hà, phía bắc sông Dương Tử, khá xa cổ Việt. Năm 214 TCN (đinh hợi), Tần Thủy Hoàng Đế (Ch’in Shih Huang-ti, trị vì 221-210 TCN) sai Đồ Thư và Sử Lộc cầm quân tiến xuống phía nam, vượt sông Dương Tử, chiếm vùng đất mà người Trung Hoa gọi là vùng Bách Việt, lập ra 3 quận là Quế Lâm (Kueilin, nay là vùng bắc và đông Quảng Tây), Nam Hải (Nanhai, tức Quảng Đông), và Tượng Quận (Hsiang, vùng Bắc Việt ngày nay). Đồ Thư bị người địa phương kháng cự và giết chết. Nhà Tần cử Nhâm Ngao (hay Nhâm Hiêu) làm hiệu úy quận Nam Hải và Triệu Đà (Chao T’o) làm huyện lệnh Long Xuyên (Lung-Chuan), thủ phủ của quận Nam Hải.

Năm 210 TCN (tân mão), Triệu Đà đem quân sang đánh cổ Việt……

……Năm 208 TCN (quý tỵ), Triệu Đà tấn công An Dương Vương lần nữa, và chiếm được khu vực cổ Việt……

……Tần Thủy Hoàng Đế từ trần năm 210 TCN……

……Nhà Tần suy yếu, nhiều tướng quân nổi lên tranh quyền, trong đó mạnh nhất là Hạng Võ (tức Hạng Tịch) và Lưu Bang.

Tại Nam Hải, Nhâm Ngao bị bệnh qua đời. Trước khi từ trần, Nhâm Ngao khuyên Triệu Đà nhân cơ hội Hạng Võ và Lưu Bang tranh hùng, nên dựa vào địa thế xa xôi hiểm trở của quận Nam Hải, thành lập một nước độc lập. Triệu Đà liền chiếm Nam Hải và tự xưng vương tức Triệu Vũ Vương, đặt quốc hiệu là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung năm 207 TCN (giáp ngọ). Năm 198 TCN (quý mão), Triệu Vũ Vương cử người sang cai trị cổ Việt……
…… Vì Triệu Đà sáp nhập cổ Việt vào Nam Việt, nên về sau, khi Nam Việt sụp đổ và lệ thuộc Trung Hoa thì cổ Việt cũng bị lệ thuộc luôn. Nhà Hán đổi Nam Việt thành Giao Chỉ bộ, và chia Giao Chỉ bộ thành 9 quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đạm Nhĩ. Trong 9 quận này, chỉ có 2 quận Giao Chỉ (châu thổ sông Hồng) và Cửu Chân (châu thổ sông Mã, vùng Thanh Nghệ Tĩnh) thuộc đất cổ Việt, còn Nhật Nam là đất Chiêm Thành (sau nầy từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận) và 6 quận kia thuộc Quảng Châu (Trung Hoa)……

… … Ở đây cần chú ý sự khác biệt giữa bộ Giao Chỉ là nước Nam Việt cũ và quận Giao Chỉ là đất cổ Việt, một thành phần của bộ Giao Chỉ. [VSĐC, I, 74(10) - 76(6)]
KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG Lucto04

Đế quốc Hán, Nguồn: Patricia Buckley Ebrey, The Cambridge Illustrated History of China, Cambridge University Press, 1996.
[Ghi chú: Nanyue, independent kingdom = Nam Việt, vương quốc độc lập (của Triệu Đà)]

Bây giờ ta lướt qua tới lúc nước ta bị nhà Đường đô hộ, ứng vào lúc Huệ Năng (638-713) sinh ra, học đạo và giáo hoá.

Năm 622 (nhâm ngọ), Đường Cao Tổ (trị vì 618-626) chia đất cổ Việt thành hai tổng quản phủ là Giao Châu tổng quản phủ và Đức Châu tổng quản phủ. Năm 628 (mậu tý), thời Đường Thái Tông (trị vì 627-649), Giao Châu và Đức Châu tổng quản phủ đổi thành Giao Châu và Hoan Châu đô đốc phủ. Năm 679 (kỷ mão), thời Đường Cao Tông (trị vì 650-683) hai đô đốc phủ nầy nhập thành An Nam đô hộ phủ……

… …Theo mục “Địa lý chí” trong Đường thư, phủ An Nam đặt phủ lỵ tại Giao Chỉ, và gồm 12 châu là Giao Châu, Lục Châu, Phong Châu, Ái Châu, Hoan Châu, Trường Châu, Phúc Lộc Châu, Thang Châu, Chi Châu, Vũ Nga Châu, Diễn Châu, và Vũ An Châu.

Trong 12 châu này, dựa vào các tài liệu địa lý cổ, học giả Đào Duy Anh đã kiểm chứng lại và cho biết chỉ có 8 châu thuộc lãnh thổ nước ta ngày nay (in chữ đậm), còn các châu khác thuộc về phía nam Trung Hoa. [VSĐC, I, 109(19) – 110(Cool]


KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG Lucto05
Đế quốc Đường
Nguồn: Patricia Buckley Ebrey, sđd.
[Ghi chú: Lingnan = Lĩnh Nam, Guangzhou = Quảng Châu, Nan-Chao = Nam Chiếu.]

V_ Lục tổ là người Hoa hay người Việt?

a) Trong lời nói đầu, có rất nhiều câu mà dịch giả đã viết để biện luận ý kiến cho rằng Huệ Năng là người Việt Nam, ví dụ:

1_ Lĩnh Nam là đất Việt Nam (ngày xưa Lưỡng Quảng: Quảng Đông và Quảng Tây cũng thuộc Việt Nam).

2_ Huệ Năng là người Việt Nam, sinh ở Lĩnh Nam.

3_ Huệ Năng sinh trưởng tại Lĩnh Nam và hoằng pháp chung quanh vùng Nam Hải, tức là Phiên Ngung (thuộc lãnh thổ Việt Nam thời đó).

4_ Chúng ta thử hình dung cách đây trên 13 thế kỷ, lúc đó tại vùng miền Bắc nước Việt Nam, quanh quẩn đâu đó thuộc vùng thượng du Bắc Việt, có một đứa con nít Việt Nam ra đời khoảng năm 638, tại vùng đất gọi là Lĩnh Nam, tức là Việt Nam.

(Câu này dễ gây hiểu lầm, có lẽ ý của dịch giả là vùng thượng du phía bắc Lĩnh Nam, nhưng nếu viết như trên nó lại có nghĩa là vùng thượng du phía bắc Việt Nam ngày nay, và điều này không có cơ sở để quyết đoán như vậy.)

5_ Còn địa danh “Nam Hải” ghi trong tất cả những bản Pháp Bảo Đàn kinh thì theo Yampolsky đó là Phiên Ngung, tức là thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày xưa (xin đọc Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, trang 37: “Triệu Đà đánh được An Dương vương, sáp nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt, tự xưng làm vua, tức là Vũ vương, đóng đô ở Phiên Ngung.”)

6_ Huệ Năng đã nghe lời dạy của Ngũ Tổ và đã mất dạng ở đất Trung Hoa trong vòng mười sáu năm; ngài trở về ẩn náu ở vùng rừng núi Việt Nam và đến mười sáu năm sau mới xuất hiện giữa vùng biên cương hai nước để thuyết pháp.

(Câu này cũng dễ gây hiểu lầm, ý của dịch giả “vùng biên cương 2 nước” là chỉ vùng phía bắc Lĩnh Nam, nhưng nếu viết như trên nó lại có nghĩa vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày nay, và điều này cũng không có cơ sở để quyết đoán như vậy.)

7_ Huệ Năng không biết đọc và không biết viết chữ Tàu.

8_ Huệ Năng biết nói tiếng Tàu, nhưng nói đại khái thôi và không rành lắm.

9_ Hoằng Nhẫn mắng Huệ Năng: “Mi là dân Lĩnh Nam, vốn là đồ mọi rợ, làm thế nào thành Phật được?”

10_ Mấy chữ “đồ mọi rợ” ở đây là dịch mấy chữ chửi thề ở đời Đường “các lão” mà Yampolsky đã chú thích như sau: “Ko-lao” (các lão) là một tiếng mắng chửi, có nghĩa là dân dã man, gần như súc vật ở phương Nam nước Trung Hoa (tức là Việt Nam)” (op. cit., trang 127). Chỉ nội mấy chữ “các lão” trên cũng đủ để chứng minh Huệ Năng không phải người Trung Hoa mà là người Lĩnh Nam.

Ta thấy tuy dịch giả nói nhiều câu nhưng tựu trung chỉ có một ý cho rằng vùng Lĩnh Nam xưa là thuộc nước Việt Nam, và Huệ Năng sinh tại Lĩnh Nam và không biết đọc, không biết viết chữ Tàu như vậy Huệ Năng là người Việt Nam.

Ta sẽ lần lượt bàn về 3 vấn đề: 1- Nguồn gốc, quê quán, nơi sinh của Huệ Năng. 2- Vùng Lĩnh Nam xưa với Việt Nam ngày nay liên hệ như thế nào? 3- Cư dân vùng Lĩnh Nam (nơi Huệ Năng ở) với tổ tiên của người Việt ngày nay liên hệ như thế nào?

b) Nguồn gốc, quê quán, nơi sinh của Huệ Năng

Về nơi sinh của Huệ Năng, bản ĐH và TB chỉ thấy ghi:

Huệ Năng đáp: Đệ tử là người Lĩnh Nam, vốn chỉ là một tên thường dân ở Tân Châu. (ĐH.3)
Huệ Năng nầy đáp: Đệ tử là dân huyện Tân Châu xứ Lãnh Nam [TB, 26(20,21)]

Ta nên lưu ý một điều là “dân huyện Tân Châu xứ Lãnh Nam” hay “người Lĩnh Nam” không nhất thiết phải là sinh (hay có nguồn gốc) tại Lĩnh Nam, ví dụ khi nói “anh A là người Saigon” thì không nhất thiết anh A này sinh ra và có nguồn gốc ông bà cha mẹ tại Saigon, mà có thể anh A có nguồn gốc tại miền bắc, theo cha mẹ di cư vào Saigon năm 1954 khi còn bé, khoảng 2, 3 tuổi, tới lúc 1975 thành một thanh niên khoảng 23, 24 tuổi (khoảng tuổi Huệ Năng khi tới yết kiến Ngũ tổ) thì anh đã thành một người “rặt” Saigon rồi. Ta nêu lên vấn đề này vì trong các bản Pháp Bảo Đàn ghi:

Nghiêm phụ của Huệ Năng vốn ở xứ Phạm Dương, làm quan bị giáng chức đày về Lãnh Nam làm dân tại huyện Tân Châu. Thân này bất hạnh, cha lại mất sớm, còn một mẹ già cô độc, phải dời nhà qua quận Nam Hải. [TB, 25(17-21)]

Cha hiền của Huệ Năng vốn là một quan viên ở Phạm Dương, sau đó người bị giáng chức và phạt làm thường dân ở Tân Châu, Lĩnh Nam. Lúc Huệ Năng còn nhỏ, cha mất sớm, mẹ già và con thơ dọn về Nam Hải. (ĐH.2)

Vậy Phạm Dương ở chỗ nào? Người viết không có tài liệu để xác định vị trí nơi này (xin dành cho các vị nghiên cứu), tuy nhiên theo ý kiến của người viết thì Phạm Dương có lẽ không thuộc Lĩnh Nam, bởi vì nếu Phạm Dương thuộc Lĩnh Nam không lẽ thân phụ của Huệ Năng bị đày từ Lĩnh Nam tới Lĩnh Nam?

Ngoài ra thân phụ của Huệ Năng có nhiều khả năng (nếu không muốn nói là chắc chắn) là người Hán, bởi vì vào thời phong kiến nhà Đường, lúc dân Lĩnh Nam còn bị coi là “đồ mọi rợ” thì chẳng lẽ triều đình nhà Đường lại tuyển một người mọi rợ có nguồn gốc Lĩnh Nam để làm quan cai trị người Hán ở Phạm Dương?

Tuy nhiên đấy cũng chỉ là ý kiến chủ quan của người viết. Ngược lại nếu ta cho rằng thân phụ của Huệ Năng và Huệ Năng có nguồn gốc tại Lĩnh Nam, thì việc dịch giả đồng nhất 2 tên gọi (Lĩnh Nam với Việt Nam, người Lĩnh Nam với người Việt Nam) để kết luận “Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam” có thể chấp nhận được không?

c) Lĩnh Nam và Việt Nam

Về ý kiến của dịch giả cho rằng Lĩnh Nam là đất Việt Nam thì người viết cho rằng nên dựa vào ý kiến của các sử gia thì đáng tin cậy hơn.

Theo quan điểm của nhà sử học Trần Gia Phụng thì:

Triệu Đà vốn là tướng của nhà Tần, đứng lên chiếm quận Nam Hải, xâm lăng cổ Việt và sáp nhập cổ Việt vào nước mới của ông là Nam Việt… … … Không thể vì Triệu Đà xâm lăng cổ Việt, rồi sáp nhập cổ Việt vào nước Nam Việt, để gọi nước Nam Việt là nước ta. Ví dụ Việt Nam một thời nằm trong Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp, nhưng không thể gọi Liên Bang Đông Dương là Việt Nam, cũng không thể gọi Pháp là nước Việt Nam; xa hơn một chút, Trung Hoa nhiều lần xâm lăng Việt Nam, nhưng chúng ta chưa bao giờ gọi nước Trung Hoa là nước ta. [VSĐC, I, 76(10-25)]

Với cùng quan điểm trên, nhà sử học Phạm Văn Sơn viết:

Trước hết ta phải hiểu rằng Lĩnh Nam bấy giờ gồm có 9 quận như trên đây đã nói và gọi chung là Giao Chỉ Bộ… …

… …Ta cũng lại không nên nghĩ rằng Lĩnh Nam là “nước” của chúng ta nếu ta trọng điều thiết thực tuy rằng trên giấy mực Giao Chỉ Bộ gồm cả hai tỉnh Hoa Nam của Trung Quốc… …

… …Ta đã bị lầm là do các nhà chép sử Tầu căn cứ vào miền Lĩnh Nam là địa bàn cũ của giống Bách Việt, coi đất Nam Việt của con cháu Triệu Đà là của người Việt nên nhập 9 quận trên đây vào một khối đặt tên là Giao Chỉ Bộ… ...

… …Lấy lẽ rằng miền Hoa Nam là đất cũ của chúng ta hoặc coi đế quốc Nam Việt bấy giờ hoàn toàn bị thu hút vào khối Hán tộc và đồng hoá với giống Hán tộc là “nước ta” thật không hợp với lẽ phải trên thực tế chút nào. [VSTB, I, 189(23) - 190(19)]

Trong Việt Sử Tiêu Án, Ngô Thời Sỹ cũng viết:

Xét sử cũ: An Dương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: “Triệu Kỷ Vũ Đế”. Người đời sau theo đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? [VSTA, 25(22) – 26(1)]

Ý kiến trên của các sử gia là những lời kết luận rõ ràng trong phần c) này là ta không thể đồng nhất 2 từ “Lĩnh Nam” với “Việt Nam” được.

d) Người Lĩnh Nam và người Việt Nam

Để bàn về vấn đề này ta cũng nên dựa vào các tài liệu lịch sử về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

Việt Nam nằm trên ngã tư đường từ bắc xuống nam……và từ tây sang đông…… Do vị trí giao thông trên đây, từ thời tiền sử, nhiều sắc dân khác nhau từ khắp nơi đến đây sinh sống, như từ lục địa phía tây và tây bắc, từ các hải đảo phía đông và đông nam……

… … Những di chỉ khảo cổ học cho thấy các nhóm dân đầu tiên sinh sống ở cổ Việt là: 1) Tộc Malayo-Polynesian…… 2) Tộc Negritos…… 3) Tộc Mongoloid…… Ngoài ra, khi tại Trung Hoa có biến động lịch sử, nhất là những cuộc thay đổi triều đại, thì một số người Hoa (thuộc chủng Mongoloid) lại di cư sang nước ta từng đợt. Như thế, người Việt Nam ngày nay là sự hợp chủng của các sắc dân kể trên. [VSĐC, I, 27(2-24)]

Đến ngày nay, căn cứ vào thuyết của L. Aurousseau người ta gần như quyết định rằng người Việt Nam bấy giờ tức là người Lạc Việt thuở xưa sinh tụ ở miền Nam bộ Trung Quốc, sau này trôi dạt xuống lưu vực sông Nhị Hà. Các nhà khảo cổ gần đây đào sâu các tầng đất thấy hài cốt người Anh-đô-nê-diêng, Mê-la-nê-diêng ở dưới, còn hài cốt người Giao Chỉ ở trên nên cho rằng người Lạc Việt đến lập cơ sở ở Bắc Việt chưa lâu lắm.

Lấy gì căn cứ để nói rằng chúng ta là một trong đám Bách Việt? Các nhà sử học và cổ học đã dẫn chứng bằng những hình dáng, tính tình, phong tục và các đặc tính văn hoá của người Việt là những tiêu chuẩn vững chắc nhất xưa nay về nhân chủng học, để ấn định nguồn gốc và dòng giống của một dân tộc. [VSTB, I, 50(8-19)]

Đặc tính rõ nét nhất còn để lại của nền văn hoá bản địa là cho đến hôm nay, dầu đã nhiều phen bị nước ngoài đô hộ, dân tộc chúng ta vẫn giữ được tiếng nói riêng biệt, dầu chữ viết đã có lần thay đổi [VSĐC, I, 27(25-28)]

Như vậy người Việt có nguồn gốc từ nhóm Lạc Việt ở miền Nam bộ Trung Quốc trôi dạt xuống lưu vực sông Nhị Hà đã hợp chủng với các sắc dân bản địa, hình thành một sắc dân có một nền văn hoá bản địa riêng biệt mà nền văn hoá hùng mạnh của Trung Hoa (có thể đồng hoá cả Nguyên, Thanh) sau cả ngàn năm đô hộ vẫn không đồng hoá nổi.

Đó cũng là một cái may mắn của nhóm Lạc Việt (hay của dân tộc Việt Nam sau này), trong khi đó các nhóm Bách Việt khác ở Lĩnh Nam (từ Hoa Nam trở lên) thì ngày nay đã hoàn toàn bị đồng hoá.

Từ lúc Triệu Đà lập nước Nam Việt (207 TCN) tới lúc Huệ Năng sinh ra (638) là hơn 800 năm, trong khoảng thời gian này có lẽ cư dân Bách Việt ở Lĩnh Nam (kể từ Hoa Nam trở lên) chưa bị đồng hoá hoàn toàn nên mới có chuyện bị gọi là “các lão” và chuyện “Huệ Năng không biết đọc và không biết viết chữ Tàu”, “Huệ Năng biết nói tiếng Tàu, nhưng nói đại khái thôi và không rành lắm” cũng là một chuyện bình thường. Huệ Năng sinh sống từ nhỏ tại Lĩnh Nam, “nhà nghèo thiếu, cay đắng trăm bề” [TB, 25(22)] thì làm sao mà đi học để biết chữ? Còn nếu dựa vào đây mà nói Huệ Năng là người Việt Nam (nếu hiểu theo nghĩa là người Lạc Việt sống ở lưu vực sông Nhị Hà) thì khi đối đáp với Ngũ tổ chắc có lẽ phải dùng tới … thông ngôn.

Kết luận phần d) này là ta không thể đồng nhất 2 từ “người Lĩnh Nam” với “người Việt Nam” được.

e) Vài chi tiết khác:

Tới đây ta thấy ngay lý do chính mà dịch giả cho rằng “Huệ Năng là người Việt Nam” là dịch giả đã đồng nhất (Lĩnh Nam với Việt Nam), (người Lĩnh Nam với người Việt Nam), và điều này đã bị thực tế lịch sử phủ nhận vì Việt Nam chỉ là một phần của Lĩnh Nam.

Như vậy bài này có thể kết thúc ở đây, tuy nhiên trong “lời nói đầu” dịch giả còn đưa thêm một số lý do phụ khác để củng cố cho quan điểm đó, mà nếu ta không bàn thêm về các chi tiết này thì sẽ mắc phải cái lỗi tránh né, không tôn trọng toàn bộ ý kiến của dịch giả.

Nhưng cũng bởi quan điểm lẫn lộn kể trên của dịch giả mà cách dùng từ của dịch giả khiến cho việc bàn luận càng thêm rắc rối, ví dụ với từ “Việt Nam” ta phải hiểu sao đây? Để tránh dài dòng ta sẽ dùng một vài ký hiệu:

Việt Nam (LN) = Việt Nam với quan điểm của dịch giả là toàn bộ Lĩnh Nam.
Việt Nam (VN) = Việt Nam với nghĩa thông thường ta dùng hàng ngày.
Trung Hoa (ngoài LN) = Trung Hoa với quan điểm của dịch giả nằm phía bắc Lĩnh Nam.
Trung Hoa (TH) = Trung Hoa với nghĩa thông thường ta dùng hàng ngày.
Lĩnh Nam (TH) = Lĩnh Nam, phần ở Trung Hoa từ Hoa Nam trở lên.

Những chi tiết mà dịch giả đưa ra là:

1_ Ngoài ra, còn một điểm đáng lưu ý mà Yampolsky đã nêu ra: Bài thuyết pháp quan trọng nhất của Huệ Năng là ở chùa Đại Phạm, nhưng theo Yampolsky thì, không ai có thể truy tìm cho ra chùa Đại Phạm ở đâu, chỉ biết chùa ấy còn có tên là chùa Báo Ân… … … đang khi đó, một sự kiện lạ lùng, là chúng ta đã thấy cái tên chùa Báo Ân rất nhiều lần trong quyển Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, cuốn 1, trang 342 và 344;

Việc “không ai có thể truy tìm cho ra chùa Đại Phạm ở đâu” cũng là một điều bình thường vì trải qua cả ngàn năm một ngôi chùa có thể bị hư hoại, bị tàn phá bởi chiến tranh, hoặc bị đổi tên, dễ dàng gì có thể tìm ra tung tích. Còn nếu dịch giả liên hệ việc này với chuyện “đang khi đó, một sự kiện lạ lùng, là chúng ta đã thấy cái tên chùa Báo Ân rất nhiều lần trong quyển Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang” thì có lẽ hơi gò ép quá, bởi vì chùa Báo Ân trong sách của Nguyễn Lang thuộc Việt Nam (VN), còn chùa Báo Ân (Đại Phạm) thuộc về Thiều Châu, tức thuộc Lĩnh Nam (TH), cách nhau quá xa, vả lại chùa trùng tên cũng là chuyện bình thường, đâu phải “sự kiện lạ lùng” gì?

Ghi chú: Chùa Pháp Tánh là nơi Lục tổ xuống tóc đã có tất cả 8 tên, trong số này cũng có một tên là Báo Ân Quảng Hiếu trước khi mang tên Quang Hiếu (xem Hành Hương Hoa Hạ, Thích Nhật Quang chủ biên):http://www.thuvienhoasen.org/hanhhuonghoaha.htm
http://www.thuongchieu.net/index.php?option=com_content&task=view&id=69&Itemid=672_

Ngoài ra theo dịch giả “điều lạ lùng nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam: trong Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi có hai tên khuyết lục vào thế hệ thứ năm và thế hệ thứ sáu, vào thế kỷ thứ VII và thế kỷ thứ VIII, đồng thời với Huệ Năng và Thần Hội”.

Vào thời xưa việc ghi chép còn sơ sài, vả lại đặc tính của các thiền sư là “ra đi không để lại dấu vết” nên việc khuyết lục cũng là chuyện bình thường. Nếu ta đếm các vị khuyết lục trong thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi trong sách của Nguyễn Lang thì có tới 20 vị chứ không phải chỉ có 2 vị, và nếu viết theo cách của dịch giả thì dễ làm cho người đọc ngộ nhận là Huệ Năng và Thần Hội thuộc thế hệ thứ 5 và 6 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, và điều này thật khó có sức thuyết phục.

3_ Tiếp theo dịch giả đặt vấn đề:

… … … (mà Thần Hội ở chùa Hà Trạch, Hà Trạch nào, phải chăng là Hà Trạch ở Lạc Dương hay Hà Trạch ở Việt Nam?), vì trong Lĩnh Nam chích quái có ghi rằng: “Thiền sư Không Lộ kết làm đạo hữu với Giác Hải, lần đến chùa Hà Trạch nương thân…”

Bản ĐH không thấy nói đến tên “Hà Trạch”, bản TB thì ghi: Sau khi
Spammer
Spammer

Posts : 31
Points : 75
Reputation : 0
Join date : 2009-06-23

Back to top Go down

Back to top


 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum